Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần thế chấp tài sản. Người đi vay dựa vào uy tín cá nhân về năng lực trả nợ. Hạn mức cho vay dao động từ 10 đến 500 triệu đồng. Thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 đến 60 tháng. Dưới đây là các cách tính lãi suất vay tín chấp mà người đi vay cần biết.

Lãi suất vay tín chấp ngân hàng
Lãi suất vay tín chấp ngân hàng thường dựa trên thỏa thuận giữa các bên. Do đó không có khung quy định chi tiết. Tuy nhiên, mức lãi suất vay tín chấp ngân hàng thường dao động từ 15 – 18%. Và trên 20% đối với các công ty tài chính.
Cách tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng
Hiện nay, có hai cách tính lãi suất vay tín chấp:
Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần: Nghĩa là bên cho vay tín chấp sẽ tính trên dư nợ hiện tại. Số tiền lãi phải thanh toán mỗi tháng sẽ giảm dựa trên tiền gốc giảm dần hàng tháng, giảm theo quý, theo năm.
Lãi suất tính theo dư nợ gốc: Nghĩa là lãi suất chỉ tính theo số dư nợ ban đầu. Người vay tiền thanh toán tiền lãi hàng tháng không đổi. Vì số tiền trả được tính theo số dư nợ gốc vay ban đầu.
Ví dụ:
Vay 50 triệu. Lãi suất 18/%/năm. Thời hạn vay 12 tháng.
Số tiền lãi mỗi tháng sẽ bằng 50.000.000 x 18%/12 = 750.000 đồng.
Tháng đầu tiên: Dư nợ 50 triệu, lãi = 50 triệu x 18%/12 = 750.000 đồng, trả 5 triệu tiền gốc.
Tháng thứ hai: Dư nợ còn 45 triệu, lãi = 45 triệu x 18%/12 = 675.000 đồng.
Lãi suất vay tín chấp sẽ không biến động trong suốt quá trình vay dù thị trường có thay đổi về lãi suất.
Khách hàng vay có thể tất toán hợp đồng, nghĩa là trả tiền nợ trước hạn. Tuy nhiên, việc trả số tiền gốc còn lại sẽ kèm với mức phí tất toán hợp đồng. Mỗi ngân hàng có mức phí tất toán trên số tiền gốc khác nhau.
Việc vay tín chấp sẽ không tự gia hạn khi hết thời gian hợp đồng. Khách hàng phải đến ngân hàng thực hiện tất toán khoản vay.
Với trường hợp khách hàng không hoàn tất số tiền vay hoặc trả quá hạn. Thì toàn bộ điểm thông tin tín dụng sẽ được cập nhật trên hệ thống CIC. CIC là hệ thống Trung tâm Thông Tin Tín Dụng của Ngân hàng nhà nước. Một khi bị cập nhật nợ xấu trên CIC, khách hàng khó có cơ hội vay tiếp lần 2 ở tất cả ngân hàng.

Cách tính lãi suất vay tín chấp theo dư nợ gốc
Tính lãi suất theo dư nợ gốc được tính theo công thức:
Số tiền người vay phải trả hàng tháng = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + Số tiền đã vay * lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng. |
Ví dụ: Vay 120 triệu. Thời gian vay 12 tháng. Lãi suất là 12%/năm.
Số tiền gốc cần phải trả: 120 triệu/12 tháng = 10 triệu/tháng.
Số tiền lãi phải trả hàng tháng là 12%:12= 1%, 120*1%=1,2 triệu/tháng.
Như vậy, tổng số tiền phải trả một tháng là 11,2 triệu. Số tiền trả lãi một năm là 14,4 triệu. Tổng số tiền phải trả là 114,4 triệu/năm.
Cách tính lãi suất vay tín chấp theo dư nợ giảm dần
Cách tính lãi suất này cụ thể như sau:
Số tiền người vay phải trả T1 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + Số tiền đã vay * Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
Số tiền người vay phải trả T2 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – số tiền gốc trả T1) * Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
Số tiền người vay phải trả T2 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Tiền gốc trả T1 – Số tiền gốc trả T2) * Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
…..
Số tiền người vay phải trả T12 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Tiền gốc trả T1 –…– T10 – Số tiền gốc trả T11) * Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
Nếu so sánh số tiền lãi phải trả từ hai cách tính lãi suất như trên. Có thể thấy tính lãi suất theo dư nợ giảm dần có thể ít lãi hơn. Thực tế là số tiền khách phải chi trả khi kết thúc hợp đồng gần như bằng nhau.
Và các ngân hàng thường chọn cách tính là lãi suất giảm dần. Nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong việc kiểm soát số tiền, thời gian vay tiền của khách hàng.

Các khoản phí khác cần lưu ý khi vay tín chấp
Khi vay tín chấp tại các ngân hàng, công ty tín dụng. Ngoài lưu ý về các cách tính lãi suất, người đi vay cần lưu ý tới các khoản phụ phí.
Phí mở hồ sơ vay
Đây là mức phí nộp khi làm hồ sơ đăng ký vay tín chấp. Khoản phí này sẽ giúp ngân hàng tiến hành các thủ tục cần thiết để duyệt vay, phí quản lý…
Phí tất toán (trả nợ sớm)
Đây là khoản phí phải thanh toán khi trả nợ trước hạn. Tất toán càng sớm, mức phí sẽ càng cao.
Phí phạt trả nợ trễ
Đây là khoản phí người đi vay sẽ bị phạt nếu không trả nợ đúng hạn.
Lãi suất phạt trả nợ trễ
Bên cạnh phí phạt nếu trả nợ trễ. Khách hàng cũng sẽ phải chịu một mức lãi suất cộng thêm bên cạnh lãi suất ban đầu của khoản vay.
Như vậy từ những thông tin trên, khách hàng chắc chắn đã có thêm thông tin về cách tính lãi suất vay tín chấp, từ đó chủ động trong việc thanh toán số tiền vay hàng tháng.
LIÊN HỆ TƯ VẤN TÀI CHÍNH 24/7 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN, HỖ TRỢ LÀM HỒ SƠ MIỄN PHÍ!
Hotline 0909. 350 .702 (Ngọc)
Fanpage: Tư Vấn Tài Chính 24/7
Xem thêm: Các lưu ý khi vay vốn ngân hàng
Bình luận trên facebook: