Những lưu ý khi vay tín chấp

Posted by: Châu Minh Ngọc
Category: Tin tức

Vay tín chấp có ưu điểm là thủ tục đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, vay tín chấp cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi, người có nhu cầu vay tiền cần đọc những lưu ý khi vay tín chấp dưới đây để tránh xảy ra các rắc rối không mong muốn.

Những lưu ý khi vay tín chấp

Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo. Ngân hàng dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để quyết định cho vay hay không. Người vay có thể sử dụng số tiền đó để phục vụ các mục đích cá nhân. Đó có thể là một khoản chi phí cho đám cưới, du lịch hoặc mua hàng tiêu dùng…

Trước khi quyết định vay tiền theo hình thức tín chấp. Khách hàng nên tham khảo kinh nghiệm vay vốn trả góp về lựa chọn ngân hàng, lãi suất và các loại phí. Đặc biệt cân nhắc với những khoản vay có chương trình ưu đãi để không làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng.

Những lưu ý khi vay tín chấp

Những lưu ý khi vay tín chấp

Lựa chọn ngân hàng cho vay tín chấp

Hầu hết các ngân hàng ngày nay đều triển khai sản phẩm cho vay tín chấp. Vì vậy, khách hàng dễ gặp khó khăn trong việc lựa chọn ngân hàng cho vay uy tín với lãi suất thấp nhất.

Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn tìm ra ngân hàng cho vay tín chấp tốt nhất:
– Mức độ uy tín của ngân hàng
– Lãi suất cho vay
– Số tiền cho vay và thời hạn trả nợ
– Thời gian giải ngân có nhanh không?
– Điều kiện, thủ tục có đơn giản?
– Phương thức trả lãi hàng tháng
– Mật độ chi nhánh, phòng giao dịch…

Lãi suất và các loại phí

Điều mà nhiều người quan tâm nhất khi có ý định vay tín chấp tại các ngân hàng là lãi suất cho vay bao nhiêu? Hiện nay, lãi suất của các ngân hàng cho khoản vay tín chấp tiêu dùng dao động khoảng 15%/năm tùy thuộc từng gói sản phẩm, số tiền vay và thời hạn trả nợ.

Đồng thời bạn cũng cần chú ý đến hai cách tính lãi suất:
– Lãi suất cố định ban đầu.
– Lãi suất theo dư nợ giảm dần.

Những lưu ý khi vay tín chấp – Lãi suất cố định ban đầu

Lãi suất cố định ban đầu tính trên tổng số dư nợ gốc ban đầu người vay. Và tính cố định hàng tháng đến khi hết hợp đồng. Còn nếu ngân hàng tính lãi suất theo dư nợ giảm dần thì lãi suất người vay phải trả sẽ giảm tương ứng với số tiền gốc còn nợ ngân hàng.

Thực tế, dù chọn cách nào thì ngân hàng cũng sẽ tính hai mức lãi suất này tương đương với nhau. Do đó, tổng số tiền người vay phải trả ngân hàng cũng tương đương nhau.

Tuy nhiên, để chủ động hơn trong việc trả nợ phù hợp với thu nhập hàng tháng của mình. Bạn nên nắm rõ các cách tính lãi suất.

Lãi suất theo dư nợ giảm dần

Nếu người vay muốn trả nợ nhanh hơn thì chọn lãi suất giảm dần. Trong trường hợp không muốn bị áp lực trả nợ quá nhiều những tháng đầu. Tốt nhất nên chọn cách tính lãi suất cố định ban đầu để chia đều số tiền phải trả trong suốt thời gian vay.

Ngoài lãi suất vay tín chấp còn có các loại phí phạt liên quan mà người vay phải lưu ý khi ký hợp đồng.

Phí tất toán trước hạn là khoản phí phạt người vay phải trả cho ngân hàng hoặc công ty tài chính nếu trả tiền trước hạn trên hợp đồng. Phí phạt thông thường khoảng 3 – 5% trên tổng dư nợ hiện tại.

Phí phạt trả chậm cũng là khoản mà người vay nên lưu ý trả đúng hạn. Mức phí trả chậm của mỗi ngân hàng đều khác nhau. Có ngân hàng áp dụng mức phạt 300.000 đồng/lần, có ngân hàng áp mức 150% lãi suất hiện tại. Hoặc 2% tổng số dư nợ.

Những lưu ý khi vay tín chấp

Những lưu ý khi vay tín chấp – Các chương trình ưu đãi lãi suất

Để thu hút khách hàng tiềm năng vay vốn, nhiều ngân hàng đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất rất hấp dẫn. Vì vậy, người vay tín chấp cần cân nhắc kỹ trước các khoản phí. Đặc biệt ở mỗi gói lãi suất ưu đãi chỉ có một giai đoạn, sau đó là lãi suất thả nổi.

Không nên vì quá ham lãi suất khuyến mãi trong thời gian ban đầu mà quên mất lãi suất sau thời gian ưu đãi đó là bao nhiêu. Bạn cần hỏi các nhân viên tín dụng chi tiết để có kế hoạch trả nợ hợp lý.

Điểm tín dụng xấu

Điểm tín dụng của mỗi cá nhân và doanh nghiệp được xếp hạng bởi CIC. CIC là Trung tâm Thông tin Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước. Dựa trên thông tin tín dụng của cá nhân/doanh nghiệp đó về việc thanh toán khoản vay. Bao gồm lịch sử vay, lãi suất, thời gian thanh toán và địa điểm giao dịch.

Trên hệ thống CIC, người vay sẽ được xếp vào một trong 5 nhóm sau:
– Nhóm 1 – Dư nợ đủ tiêu chuẩn (nợ không quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày)
– Nhóm 2 – Dư nợ cần chú ý (nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
– Nhóm 3 – Dư nợ dưới tiêu chuẩn (nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
– Nhóm 4 – Dư nợ có nghi ngờ (nợ quá hạn 181 – 360 ngày)
– Nhóm 5 – Dư nợ có khả năng mất vốn (nợ quá hạn trên 360 ngày).

Nếu nằm trong nhóm 3 – 5, người vay bị xếp vào nhóm có điểm tín dụng xấu. Gần như tất cả ngân hàng/công ty tài chính sẽ không duyệt hồ sơ vay này.

Tóm lại, khi ký hợp đồng vay tín chấp, đồng nghĩa với việc người vay phải có kế hoạch tài chính trả nợ đúng hạn và đủ. Để tránh trường hợp bị mất kiểm soát về tài chính, vướng vào các hệ lụy sau này.

LIÊN HỆ TƯ VẤN TÀI CHÍNH 24/7 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN, HỖ TRỢ LÀM HỒ SƠ MIỄN PHÍ!

Hotline 0909. 350 .702 (Ngọc)

FanpageTư Vấn Tài Chính 24/7

Đăng ký tư vấn vay












BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bình luận trên facebook:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status
error: Content is protected !!
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG