Nợ quá hạn – Phân loại các nhóm nợ trên CIC. Hiện nay việc vay vốn khá dễ dàng, điều kiện đơn giản, thủ tục nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu khách hàng bị rơi vào nhóm nợ quá hạn sẽ rất khó khăn để vay ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khá-c.
Nợ quá hạn – Phân loại các nhóm nợ trên hệ thống CIC

CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center, hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. CIC có nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng. Phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.
Trên hệ thống CIC, khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ sau đây:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
– Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.
– Các khoản nợ trong hạn;
– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (Khách hàng quá hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%).
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
– Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn)
– Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
– Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên. Kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Khi khách hàng vay rơi vào nhóm 3, 4, 5 cũng sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu. Khi đã thuộc nhóm nợ xấu sẽ rất khó để đi vay ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Trong thời gian ít nhất từ 3 – 5 năm kể từ thời điểm bạn trả nợ đầy đủ (gốc + lãi).
Với một số ngân hàng và tổ chức tín dụng có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Một khi đã rơi vào nhóm nợ xấu thì có thể không bao giờ được xét duyệt khoản vay nữa. Điều này còn ảnh hưởng đến cá nhân có cùng địa chỉ và sổ hộ khẩu với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu. Vì vậy, khi đi vay cần lưu ý để tránh rủi ro rơi vào nhóm nợ xấu. Đánh mất cơ hội vay sau này.

Nợ quá hạn – Phân loại các nhóm nợ – Cách xóa nợ xấu trên hệ thống CIC
Bước 1. Kiểm tra thông tin tình trạng nhóm nợ trên hệ thống CIC.
Hệ thống CIC có tính bảo mật rất cao. Bạn chỉ có thể kiểm tra thông tin tín dụng của mình bằng cách mang CMND trực tiếp tới đia chỉ:
Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia
Hội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Bước 2. Làm việc với các ngân hàng đã vay. Tổng hợp và thanh toán toàn bộ các khoản nợ (gốc + lãi). Lưu trữ lại chứng từ ghi rõ thời gian thanh toán.
Bước 3. Thực hiện kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC lại sau 1 tháng kể từ ngày thanh toán.
- Đối với nợ xấu nhóm 3,4,5, hệ thống CIC sẽ lưu giữ trong vòng 5 năm gần nhất tính tới thời điểm bạn tra thông tin.
- Đối với nợ quá hạn nhóm 2 được lưu giữ trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm bạn tra thông tin.
Để tránh rơi vào nhóm nợ quá hạn
– Trước khi đi vay tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính. Khách hàng nên tự đánh giá khả năng và phương án trả nợ. Tránh để rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu không may có biến cố bất ngờ xảy ra.
– Lên kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích.
– Nâng cao ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ. Không nên trả nợ trễ, dù chỉ là 1 đến 2 ngày. Theo quy định của hệ thống ngân hàng hiện nay, chỉ cần đóng trễ một ngày, khoản nợ đã bị xếp vào nợ quá hạn.
– Lưu ý ngày thanh toán trên hợp đồng. Thông thường, ngày thanh toán trên hợp đồng tín dụng là ngày ngân hàng/công ty tín dụng nhận được tiền thanh toán. Nhiều khách hàng thường nhầm lẫn ngày thanh toán là ngày họ đi đóng tiền tại ngân hàng. Dẫn đến trường hợp khách hàng có khoản nợ tại đến ngân hàng chuyển khoản thanh toán nhưng lại rơi vào cuối tuần.
Trong trường hợp không thể trả nợ đúng hạn như cam kết. Bạn hãy liên hệ ngay với ngân hàng để tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất. Không nên trốn ngân hàng bằng cách chấm dứt liên lạc vì bạn có khả năng sẽ bị kiện ra tòa để giải quyết.
LIÊN HỆ TƯ VẤN TÀI CHÍNH 24/7 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN, HỖ TRỢ LÀM HỒ SƠ MIỄN PHÍ!
Hotline 0909. 350 .702 (Ngọc)
Fanpage: Tư Vấn Tài Chính 24/7
Bình luận trên facebook: